Yên Bái: Năm 2025 phấn đấu trên 70% lao động qua đào tạo

Năm 2024, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 20.716 người (đạt 115,1% kế hoạch, tăng 0,9% so với năm 2023. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 69,1%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 38,4%.

Tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp

Cùng với đó đã chuyển dịch được 8.206 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp (đạt 117,2% kế hoạch, tăng 1,4% so với năm 2023); lĩnh vực chuyển dịch chủ yếu gồm: sản xuất công nghiệp, xây dựng, du lịch, kinh doanh, bán hàng…

Tỉnh Yên Bái đã tiến hành kiểm tra, giám sát tại các các huyện, thị xã, thành phố về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đồng thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện đổi mới phương thức đào tạo, tuyển sinh, tổ chức đào tạo linh hoạt, hiệu quả.

Thường xuyên chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với các địa phương, các trường tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp tại các huyện, thị xã, thành phố; đào tạo gắn với việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Trên cơ sở kết quả đạt được, năm 2025, tỉnh Yên Bái đề ra mục tiêu giải quyết việc làm cho 20.000 lao động; tuyển mới đào tạo nghề 18.000 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,2%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 40,1%. Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 7.000 người.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Yên Bái tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức đoàn thể trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động; thực hiện tốt công tác hướng nghiệp phân luồng, tuyển sinh học sinh; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiếu số và chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm bền vững cho người lao động trên địa bàn tỉnh…

Theo Cổng TTĐT tỉnh


Bài viết mới nhất:
Lượt truy cập
  • Số lượt truy cập: 681768
  • Truy cập hôm nay: 64
  • Đang trực tuyến: 1