Triển khai thực hiện Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn

UBND tỉnh ban hành kế hoạch số 229/KH-UBND triển khai thực hiện Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Yên Bái phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021 – 2025 tăng 9%/năm, giai đoạn 2021 – 2030 tăng từ 10 đến 11%/năm; Tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2030 đạt khoảng 9 – 9,5%/năm (trong đó, giai đoạn 2021 – 2025 đạt 9%/năm; giai đoạn 2026 – 2030 tăng 9 – 9,5%/năm). Giai đoạn 2021 – 2025, tỷ trọng ngành công nghiệp trong GRDP của tỉnh chiếm 25% vào năm 2025; Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 14 – 15% trong GRDP tỉnh.

Giai đoạn 2026 – 2030, tỷ trọng ngành công nghiệp trong GRDP của tỉnh chiếm 28-30% vào năm 2030; Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 19 – 20% trong GRDP tỉnh.

Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trên địa bàn, ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới; triệt để thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong tổng cơ cấu các nguồn điện đạt khoảng 70 – 75% vào năm 2030. Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phấn đấu đến năm 2030 ước đạt 48.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 – 2025 là 9 – 10%, giai đoạn 2021 – 2030 là 9 – 10%; Giá trị xuất khẩu phấn đấu đến năm 2030 ước đạt 1,2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 – 2025 là 24 – 25%, giai đoạn 2021 – 2030 là 21 – 22%.

Tỉnh Yên Bái sẽ tập trung phát triển mạnh công nghiệp về chiều rộng và chiều sâu theo hướng hiện đại, phù hợp với tiềm năng, lợi thế so sánh, sử dụng công nghệ sạch, đảm bảo môi trường; ưu tiên phát triển các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của tỉnh; Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế gắn với giữ vững ổn định chính trị – xã hội; khai thác hiệu quả lợi thế của tỉnh, nhằm tận dụng những cơ hội và giảm thiểu các thách thức, tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh trở thành động lực cho thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và số hóa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của ngành Công Thương; huy động hiệu quả các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Công Thương; cải cách tổ chức bộ máy theo hướng đẩy mạnh phân cấp phân quyền; thực thi chính quyền điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành; tăng cường công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng toàn diện và phát triển bền vững…

Theo Cổng TTĐT tỉnh


Bài viết mới nhất:
Lượt truy cập
  • Số lượt truy cập: 601343
  • Truy cập hôm nay: 362
  • Đang trực tuyến: 1